Nộp thuế theo phương pháp khoán và phương pháp kê khai

Địa chỉ: Giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai
Vietnamese
English
China
Japan
Korea
Hotline hỗ trợ:

0935 349 439

Email: luatphungsu@gmail.com
Hoạt động
Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, phù hợp với các mô hình khởi nghiệp nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, để hoạt động hợp pháp, hộ kinh doanh cần tuân thủ các quy định pháp luật, đặc biệt là về nghĩa vụ thuế. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp, cách tính toán và áp dụng vào thực tiễn, từ đó hỗ trợ công tác quản lý và tối ưu hóa lợi nhuận.
Hộ kinh doanh có phải nộp thuế không?

Hộ kinh doanh có phải nộp thuế không?

Hộ kinh doanh là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, thường được các cá nhân, hộ gia đình lựa chọn vì tính linh hoạt, quy mô nhỏ và quy trình thành lập đơn giản. Tuy nhiên, cùng với quyền lợi từ hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh cũng có trách nhiệm nộp thuế theo quy định pháp luật. Vậy, các loại thuế mà hộ kinh doanh cần nộp là gì, trường hợp nào phải nộp, và làm thế nào để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh?
Việt Nam Đồng hay Đồng Việt Nam?

Việt Nam Đồng hay Đồng Việt Nam?

Nam: Này, các cậu có để ý không, mọi người hay gọi là "Việt Nam Đồng" nhưng trên tờ tiền lại in là "Đồng Việt Nam." Cách nào đúng hơn nhỉ? Trang: Tớ cũng từng thắc mắc. Nhưng nếu xét về ngữ pháp tiếng Việt thì "Đồng Việt Nam" mới chuẩn. "Đồng" là đơn vị tiền tệ, còn "Việt Nam" là quốc gia. Thứ tự đúng là danh từ chính trước, bổ ngữ sau.
Lợi ích của eTax Mobile

Lợi ích của eTax Mobile

Lan: Mấy hôm trước tớ nghe nói về ứng dụng eTax Mobile của Tổng cục Thuế, nhưng không rõ nó có gì hay ho. Cậu nào biết không? Minh: Ôi, tớ dùng rồi. Tiện lợi lắm! eTax Mobile giúp người nộp thuế quản lý nghĩa vụ thuế ngay trên điện thoại, không cần phải ra cơ quan thuế hay mở máy tính.
Phân biệt kế toán và kiểm toán

Phân biệt kế toán và kiểm toán

Nhân: Hôm nay công ty tớ vừa có buổi làm việc với kiểm toán, mà tự nhiên lại phân vân, giữa kế toán và kiểm toán khác nhau chỗ nào nhỉ? Mai: Để tớ giải thích cho. Kế toán là người trực tiếp ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Họ giống như "người quản lý sổ sách" của công ty vậy. Còn kiểm toán là người "kiểm tra" lại công việc của kế toán, đảm bảo các báo cáo tài chính được trình bày đúng đắn và trung thực.
Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh cho hộ kinh doanh

Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh cho hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt phù hợp với các cá nhân, gia đình muốn khởi nghiệp bắt đầu tư mô hình nhỏ. Một trong những bước quan trọng đầu tiên để thành lập hộ kinh doanh là đăng ký ngành nghề kinh doanh. Theo khoản 1 Điều 89 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ngành nghề kinh doanh phải được ghi rõ trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh và được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Ngành nghề cần điều kiện khi đăng ký hộ kinh doanh

Ngành nghề cần điều kiện khi đăng ký hộ kinh doanh

Việc đăng ký hộ kinh doanh là một trong những hình thức khởi nghiệp phổ biến tại Việt Nam bởi tính đơn giản và linh hoạt. Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng có thể tự do kinh doanh mà không cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Theo khoản 1 và 2 Điều 89 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt và đảm bảo các điều kiện trong suốt quá trình hoạt động.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của hộ kinh doanh. Một vị trí thuận lợi không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn, đăng ký và quản lý địa điểm kinh doanh cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành để đảm bảo tính hợp pháp. Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh, và hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm với điều kiện phải đăng ký hoặc thông báo đầy đủ.
Quy định về tên hộ kinh doanh

Quy định về tên hộ kinh doanh

Tên gọi của hộ kinh doanh không chỉ là yếu tố nhận diện mà còn mang ý nghĩa pháp lý, góp phần khẳng định vị thế và sự uy tín trên thị trường. Việc đặt tên hộ kinh doanh cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tránh các tranh chấp liên quan đến thương hiệu. Theo khoản 1 Điều 88 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, tên hộ kinh doanh phải bao gồm hai thành tố: cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng.
Cách thay đổi thông tin đăng ký hộ kinh doanh

Cách thay đổi thông tin đăng ký hộ kinh doanh

Việc duy trì sự hợp pháp và tuân thủ quy định pháp luật trong kinh doanh là điều quan trọng đối với các hộ kinh doanh tại Việt Nam. Khi có sự thay đổi về thông tin liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ cần thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin để đảm bảo tính pháp lý và tránh rủi ro. Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Nộp thuế theo phương pháp khoán và phương pháp kê khai
Ngày đăng: 29/01/2025 07:24 AM Lượt xem: 78

 

Trong hệ thống thuế Việt Nam, việc hộ kinh doanh xác định phương pháp nộp thuế phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa nghĩa vụ thuế mà còn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Hiện nay, hai phương pháp nộp thuế phổ biến dành cho hộ kinh doanh là phương pháp khoán và phương pháp kê khai. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về khái niệm, quy định pháp luật liên quan cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, nhằm hỗ trợ hộ kinh doanh đưa ra quyết định phù hợp nhất với quy mô và điều kiện hoạt động của mình.


Phương pháp nộp thuế khoán

1. Khái niệm và quy định pháp luật:

Phương pháp nộp thuế khoán được áp dụng đối với các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có quy mô nhỏ và không thực hiện chế độ kế toán. Theo quy định tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ban hành ngày 01/06/2021, hộ kinh doanh kê khai thuế khoán ổn định một lần/năm theo tờ khai mẫu 01/CNKD do cơ quan thuế cung cấp. Mức thuế khoán được xác định dựa trên doanh thu dự kiến, ngành nghề kinh doanh.

2. Đặc điểm chính:

- Áp dụng cho Hộ kinh doanh nhỏ, không bắt buộc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

- Thuế được tính trên doanh thu khoán, gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

- Nộp tờ khai và nọp theo theo định kỳ hằng năm.

3. Ưu điểm của nộp thuế khoán:

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính.

- Không yêu cầu chế độ kế toán phức tạp.

- Phù hợp với hộ kinh doanh nhỏ.


Phương pháp nộp thuế kê khai

1. Khái niệm và quy định pháp luật:

Phương pháp áp dụng cho hộ kinh doanh quy mô lớn. Hộ kinh doanh quy mô lớn là:

- Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng: Có từ 10 lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân năm hoặc tổng doanh thu từ 3 tỷ đồng trở lên.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Có từ 10 lao động tham gia BHXH bình quân năm hoặc tổng doanh thu từ 10 tỷ đồng trở lên.

Tuy nhiên, hộ kinh doanh không đáp ứng quy mô lớn nhưng tự nguyện áp dụng phương pháp kê khai.

Theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021, hộ kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán và khai thuế theo tháng hoặc quý.

2. Đặc điểm chính:

- Hộ kinh doanh lớn hoặc hộ kinh doanh tự nguyện lựa chọn phương pháp kê khai.

- Dựa trên doanh thu thực tế và các chi phí liên quan theo sổ sách kế toán.

- Theo tháng hoặc quý.

- Bắt buộc sử dụng hóa đơn, chứng từ, và duy trì hệ thống kế toán đầy đủ.

3. Ưu điểm của nộp thuế kê khai:

- Chính xác và minh bạch hơn do dựa trên doanh thu và chi phí thực tế.

- Tạo điều kiện tiếp cận các cơ chế ưu đãi thuế và tín dụng ngân hàng.


So sánh giữa phương pháp khoán và phương pháp kê khai

Tiêu chí

Phương pháp khoán

Phương pháp kê khai
Đối tượng áp dụng

Hộ kinh doanh nhỏ, không thực hiện chế độ kế toán

Hộ kinh doanh quy mô lớn hoặc tự nguyện chọn kê khai
Cách tính thuế

Dựa trên doanh thu khoán

Dựa trên doanh thu và chi phí thực tế

Thủ tục hành chính Đơn giản, nộp tờ khai thuế một lần/năm

Phức tạp hơn, nộp tờ khai thuế theo tháng hoặc quý

Chế độ kế toán Không yêu cầu

Bắt buộc theo Thông tư 88/2021/TT-BTC

Độ chính xác Phụ thuộc vào mức khoán do cơ quan thuế xác định

Cao hơn do dựa trên dữ liệu thực tế


Kinh nghiệm thực tiễn trong lựa chọn phương pháp nộp thuế

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, đặc điểm ngành nghề và nguồn lực quản lý, hộ kinh doanh nên cân nhắc kỹ:

- Đối với hộ kinh doanh nhỏ, chưa ổn định về doanh thu nên chọn phương pháp khoán để giảm tải thủ tục hành chính và tiết kiệm chi phí kế toán.

- Đối với hộ kinh doanh quy mô lớn hoặc hộ kinh doanh đang kinh doanh ngành, nghề phải nộp thuế theo phương pháp kê khai thì nộp thuế theo phương pháp kê khai là lựa chọn tối ưu để đảm bảo tính minh bạch, đồng thời tận dụng được các ưu đãi thuế khi đáp ứng đủ điều kiện.

Lưu ý: Cần nắm rõ các quy định mới nhất về thuế, đặc biệt là các thông tư hướng dẫn. Việc hợp tác chặt chẽ với cơ quan thuế và sử dụng dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp sẽ mang lại lợi ích lâu dài.


Cả hai phương pháp nộp thuế khoán và kê khai đều có vai trò quan trọng trong hệ thống thuế Việt Nam, được thiết kế để phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nộp thuế cần dựa trên các tiêu chí như quy mô kinh doanh, ngành nghề và khả năng quản lý tài chính của hộ kinh doanh. Thấu hiểu các quy định pháp luật và áp dụng linh hoạt vào thực tế không chỉ giúp hộ kinh doanh tối ưu hóa nghĩa vụ thuế mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Chia sẻ: