Bài viết nhằm hỗ trợ các anh, chị tập sự, sinh viên luật và những người quan tâm có thêm định hướng ôn luyện và chuẩn bị tốt cho kỳ kiểm tra. Bài viết hoàn toàn mang tính phổ biến kiến thức, không vì mục đích thương mại.
Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Trong đó, kiểm tra viết bao gồm hai bài kiểm tra như sau:
- Bài kiểm tra viết thứ nhất về các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác.
- Bài kiểm tra viết thứ hai về pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
I. CÁC DẠNG ĐỀ KIỂM TRA VIẾT THỨ NHẤT
Dân sự:
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hoặc nơi nộp đơn khởi kiện.
2. Bình luận về thỏa thuận lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.
3. Xác định các đương sự hoặc các mối quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách tham gia tố tụng của đương sự.
4. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và thời hiệu khởi kiện.
5. Những nội dung cần trao đổi với người khởi kiện trong lần đầu gặp tại tổ chức hành nghề luật sư.
6. Với tư cách là luật sư, tư vấn cho nguyên đơn cần thu thập, cung cấp thêm những loại tài liệu, chứng cứ nào để Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện (theo nội dung đề kiểm tra) và giải thích tại sao.
7. Nhận xét về căn cứ pháp lý của yêu cầu khởi kiện. Giả sử yêu cầu không có căn cứ pháp lý, luật sư cần có thái độ ứng xử như thế nào đối với khách hàng.
8. Ý kiến về việc trả lại đơn khởi kiện.
9. Nhận xét về trách nhiệm của BCH Công đoàn cơ sở và về việc xử lý kỷ luật lao động.
10. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của bị đơn.
11. Nêu tóm tắt luận cứ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm.
12. Trình bày nội dung chính trong luận cứ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm.
13. Nêu ý kiến về cách giải quyết quyền lợi cho bị đơn trong vụ án.
14. Thẩm quyền hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa của hội đồng xét xử.
15. Bình luận về nội dung của bản án sơ thẩm.
Hình sự:
1. Những tội danh có thể bị khởi tố đối với khách hàng.
2. Những vấn đề cần trao đổi khi gặp bị can lần đầu tiên trong trại tạm giam.
3. Bị can đang "bỏ trốn" nhưng đến gặp luật sư, những nội dung sẽ tư vấn cho bị can.
4. Nhận xét về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan Cảnh sát điều tra.
5. Thủ tục đăng ký bào chữa cho bị can, bị cáo.
6. Thủ tục cần làm để tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi của bị hại tại phiên tòa.
7. Những nội dung sẽ trao đổi với cơ quan Cảnh sát điều tra để bảo vệ quyền lợi cho bị can.
8. Những vấn đề kiến nghị với cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát tại tại giai đoạn điều tra.
9. Nhận xét về hoạt động tố tụng của cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát.
10. Những thủ tục cần chuẩn bị để vào trại tạm giam gặp bị can.
11. Những công việc luật sư cần làm kể từ khi đăng ký bào chữa đến khi kết thúc phiên tòa.
12. Nhận xét về tội danh mà cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can.
13. Ý kiến về quyết định truy tố hoặc cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân.
14. Là luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại, cho ý kiến về việc truy tố và xét xử bị cáo.
15. Cho ý kiến về việc có hay không việc "bỏ lọt tội phạm".
16. Những nội dung cần trao đổi trong lần gặp đầu tiên với người thân thích của người bị buộc tội.
17. Nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo (theo nội dung đề kiểm tra).
18. Xử lý tình huống tại phiên tòa khi bị cáo có biểu hiện khác thường (về tinh thần và lời nói).
19. Xử lý tình huống tại phiên tòa khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phủ nhận lời khai trong giai đoạn điều tra.
20. Xử lý khi bị cáo thừa nhận có lời khai gian dối, sau khi đã chấp hành án xong.
21. Dự kiến kế hoạch hỏi bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
22. Với tư cách luật sư bào chữa, trình bày đối đáp với quan điểm của bị hại (theo nội dung đề kiểm tra).
23. Những điểm chính trong bản luận cứ bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
24. Nhận xét về yêu cầu tạm đình chỉ giải quyết vụ án của luật sư đồng nghiệp.
25. Xử lý khi khách hàng là bị cáo khai nhận tại phiên tòa có đồng phạm khác.
Kinh doanh, thương mại:
1. Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng từ công dân Việt Nam quyền sở hữu vốn điều lệ của pháp nhân Việt Nam.
2. Nhận định về hiệu lực pháp lý và khả năng thi hành của điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền hoặc hợp đồng phân phối (theo nội dung đề kiểm tra).
3. Tư vấn về đại diện ký kết hợp đồng phân phối.
4. Hoạt động kinh doanh của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.
5. Quyền, nghĩa vụ và những quy định hạn chế đối với trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
6. Điều kiện và hình thức thanh toán chuyển nhượng căn hộ chung cư.
7. Các hình thức và đặc trưng huy động vốn thực hiện dự án bất động sản.
8. Nội dung cần quan tâm khi yêu cầu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
9. Một số câu hỏi khác tương tự Phần Chung Dân Sự.
II. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Dân sự:
1.
III. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT