Cảnh giác với việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả: Hành vi vi phạm và hệ quả pháp lý

Địa chỉ: Giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai
Vietnamese
English
China
Japan
Korea
Hotline hỗ trợ:

0935 349 439

Email: luatphungsu@gmail.com
Hoạt động
KOLS cần lưu ý gì khi livestream bán hàng? – Góc nhìn pháp luật từ một vụ án điển hình

KOLS cần lưu ý gì khi livestream bán hàng? – Góc nhìn pháp luật từ một vụ án điển hình

KOLs ngày nay không chỉ là người nổi tiếng mà còn là người kinh doanh, người làm truyền thông, và vì thế cần nắm rõ quy định của Luật Thương mại năm 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật liên quan. Vụ án liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ K. là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng KOLs và người làm nội dung mạng xã hội. Danh tiếng cá nhân và trách nhiệm pháp lý không thể tách rời khi tham gia vào hoạt động thương mại trên môi trường số. Chỉ khi tôn trọng pháp luật, KOLs mới có thể phát triển bền vững và giữ được niềm tin từ cộng đồng.
Cảnh báo từ vụ việc liên quan “kẹo rau củ K” – Kinh doanh phải tuân thủ pháp luật

Cảnh báo từ vụ việc liên quan “kẹo rau củ K” – Kinh doanh phải tuân thủ pháp luật

Vụ việc liên quan đến “kẹo rau củ K” là lời cảnh báo nghiêm khắc cho mọi cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thương mại, đặc biệt là trong môi trường mạng xã hội. Mọi hành vi sản xuất, quảng cáo, phân phối hàng hóa đều phải tuân thủ nghiêm túc Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan nhằm đảm bảo sự minh bạch, công bằng và an toàn cho người tiêu dùng.
Cảnh giác với việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả: Hành vi vi phạm và hệ quả pháp lý
Ngày đăng: 21/04/2025 08:41 PM Lượt xem: 14

 

Tóm tắt nội dung vụ việc

Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa (nay là Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa) đã phối hợp với Công an huyện Thọ Xuân tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh của ông N.Đ.N, tại xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa do có dấu hiệu buôn bán phân bón giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ hơn 66 tấn phân bón mang các nhãn hiệu Rồng Mỹ và Việt Xô có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định Công ty Cổ phần Công nghệ S.Đ (trụ sở tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá) là đơn vị sản xuất số phân bón trên. Doanh nghiệp này đã thực hiện hai hành vi vi phạm nghiêm trọng: Sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất; Sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo. UBND tỉnh Thanh Hóa sau đó đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc tiêu hủy toàn bộ nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hóa giả mạo. Theo đó, Công ty buộc phải tiêu hủy:

- 2.000 bao bì mang nhãn hiệu giả mạo Việt Xô;

- 1.300 bao bì mang nhãn hiệu giả mạo Rồng Mỹ;

- 2.500 bao phân bón Rồng Mỹ giả mạo (25kg/bao);

- 188 bao phân bón Việt Xô giả mạo (25kg/bao).

Tổng khối lượng hàng hóa bị tiêu hủy lên đến 67,2 tấn.

(Nguồn: Báo Công an Nhân dân Online, đăng ngày 18/4/2025).


Hành vi vi phạm và hậu quả pháp lý

Hành vi sản xuất phân bón không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện và sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh. Đây không chỉ là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, mà còn đe dọa trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài hình thức xử phạt vi phạm hành chính, doanh nghiệp còn có thể bị:

- Buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa, nguyên liệu, bao bì vi phạm;

- Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, có thể xem xét trách nhiệm hình sự.


Sản xuất phân bón là ngành nghề có điều kiện

Theo quy định của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, sản xuất phân bón là ngành nghề phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện để đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các điều kiện cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

1. Cơ sở vật chất:

- Có địa điểm sản xuất, nhà xưởng phù hợp, tường bao cách biệt với bên ngoài;

- Nhà xưởng phải vững chắc, đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng.

2. Dây chuyền sản xuất:

- Máy móc, thiết bị phải phù hợp với từng loại và dạng phân bón;

- Quy trình phải tuân thủ theo Phụ lục II của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

3. Phòng thử nghiệm hoặc hợp đồng thử nghiệm:

- Có phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025;

- Hoặc ký hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định hợp pháp.

4. Hệ thống quản lý chất lượng:

- Đạt chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương;

- Đối với cơ sở mới thành lập, phải hoàn thiện hệ thống trong vòng 1 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.

- Khu vực chứa nguyên liệu và thành phẩm phải riêng biệt.

5. Nhân sự điều hành sản xuất: Người điều hành phải có trình độ đại học trở lên trong các ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học...


Vụ việc nói trên là lời cảnh báo nghiêm khắc cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái phép trong lĩnh vực sản xuất phân bón – một ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng. Doanh nghiệp cần:

- Đăng ký đầy đủ giấy phép và tuân thủ các điều kiện pháp lý;

- Không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ nếu không được phép;

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, minh bạch.

Chia sẻ: