Khai thác đất rừng trái phép – Một bài học pháp lý không thể xem nhẹ

Địa chỉ: Giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai
Vietnamese
English
China
Japan
Korea
Hotline hỗ trợ:

0935 349 439

Email: luatphungsu@gmail.com
Hoạt động
Cảnh giác với việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả: Hành vi vi phạm và hệ quả pháp lý

Cảnh giác với việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả: Hành vi vi phạm và hệ quả pháp lý

Đội Quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa (nay là Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa) đã phối hợp với Công an huyện Thọ Xuân tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh của ông N.Đ.N, tại xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa do có dấu hiệu buôn bán phân bón giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ hơn 66 tấn phân bón mang các nhãn hiệu Rồng Mỹ và Việt Xô có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Kinh doanh mỹ phẩm và rủi ro pháp lý khi vi phạm quy định về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa

Kinh doanh mỹ phẩm và rủi ro pháp lý khi vi phạm quy định về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa

Ngày 18/4/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội xác nhận đang tiến hành xác minh và làm rõ các nội dung trong đơn tố cáo liên quan đến một cá nhân có tên viết tắt là C.T.H. bị nghi có dấu hiệu tiêu thụ hàng nhập lậu và hàng trốn thuế.
Sản xuất giá đỗ bằng hóa chất cấm: Hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và hệ lụy pháp lý

Sản xuất giá đỗ bằng hóa chất cấm: Hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và hệ lụy pháp lý

Ngày 19/4/2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu – Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng liên quan đến hành vi “vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”, theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Bốn bị can gồm: L.M.H (32 tuổi), L.V.T (28 tuổi), cùng trú tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; T.K.D (35 tuổi), N.V.H (27 tuổi), cùng trú tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. 
Hành vi sản xuất, buôn bán sữa bột giả - một hồi chuông cảnh tỉnh về an toàn thực phẩm

Hành vi sản xuất, buôn bán sữa bột giả - một hồi chuông cảnh tỉnh về an toàn thực phẩm

Theo thông tin từ Báo Nhân Dân Online, đăng ngày 12/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa triệt phá thành công một đường dây quy mô cực lớn chuyên sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận. Cầm đầu đường dây là hai đối tượng có tên viết tắt là V.M.C và H.M.H, đứng tên thành lập hai công ty: CÔNG TY R.P (đặt tại khu nhà ở Him Lam, quận Hà Đông, Hà Nội) và CÔNG TY H.G (tại Khu đô thị mới Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội). Dưới danh nghĩa doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng, nhóm này đã tổ chức sản xuất sữa bột giả dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau, đánh vào tâm lý người tiêu dùng có nhu cầu đặc biệt như: người tiểu đường, suy thận, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non, thiếu tháng…
Ai có quyền bắt người đang bị truy nã?

Ai có quyền bắt người đang bị truy nã?

Tối ngày 18/4/2025, theo thông tin được xác nhận bởi Công an tỉnh Thanh Hóa, đối tượng truy nã B.Đ.K (31 tuổi, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã bị lực lượng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ. Trước đó, vào đêm 17/4/2025, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành truy bắt một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy tại khu vực gần trạm thu phí Đại Yên. Trong quá trình vây bắt, các đối tượng đi trên xe ô tô đã chống trả quyết liệt bằng súng AK, dẫn đến việc một cán bộ Công an hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Từ ngày 01/4/2025, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 chính thức có hiệu lực, mở ra một giai đoạn mới trong công tác lập pháp tại Việt Nam – đó là ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ công tác nghiên cứu chính sách, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền pháp luật hiện đại, thông minh, đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời đại số.
Tăng cường xác thực sinh trắc học đối với giao dịch trực tuyến của doanh nghiệp

Tăng cường xác thực sinh trắc học đối với giao dịch trực tuyến của doanh nghiệp

Trong bối cảnh gia tăng các nguy cơ gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử, việc xác thực thông tin trong các hoạt động tài chính, đặc biệt là với tài khoản doanh nghiệp, đang trở nên cấp thiết. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 03/4/2025, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng cường an toàn giao dịch trực tuyến. 
Thủ tục liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi

Thủ tục liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi

Hiện nay, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính cho trẻ sơ sinh, Nhà nước đã triển khai dịch vụ công liên thông điện tử gồm 3 thủ tục: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi. Người dân có thể thực hiện hoàn toàn trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tạm hoãn xuất cảnh: Những quy định pháp luật mà người dân cần biết

Tạm hoãn xuất cảnh: Những quy định pháp luật mà người dân cần biết

Tối ngày 4/4/2025, theo thông tin được trích dẫn từ báo Dân trí, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với một cá nhân tên viết tắt là N.T.T.T., sinh năm 1997, hiện đang cư trú tại TP.HCM. Thời gian tạm hoãn kéo dài từ ngày 15/3 đến 15/5/2025, nhằm phục vụ công tác kiểm tra, xác minh thông tin liên quan vụ án Sản xuất hàng giả xảy ra tại Công ty cổ phần A.L và Công ty cổ phần Tập đoàn C.E.R xảy ra tại TPHCM và Đắk Lắk.
Minh bạch trong kêu gọi từ thiện: Trách nhiệm không chỉ là đạo đức mà còn là pháp luật

Minh bạch trong kêu gọi từ thiện: Trách nhiệm không chỉ là đạo đức mà còn là pháp luật

Tại buổi họp báo công bố kết quả công tác quý I vào chiều 4/4/2025, đại diện Bộ Công an đã chính thức trả lời báo chí về những lùm xùm liên quan đến hoạt động kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội. Trong đó, nổi bật là các trường hợp như “mẹ bé B.” và TikToker P.T. đã thu hút nhiều sự chú ý và gây tranh cãi trong cộng đồng mạng.
Khai thác đất rừng trái phép – Một bài học pháp lý không thể xem nhẹ
Ngày đăng: 10/05/2025 09:03 AM Lượt xem: 21

 

Tóm tắt vụ việc

Ngày 09/5/2025, theo thông tin từ Báo Công an Nhân dân Online, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với hai đối tượng là L.H.T. (SN 2002) và H.H.L. (SN 2003), cùng trú tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, về hành vi “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.

Cuối tháng 4/2025, H.H.L. đã mua lại hơn 1 ha đất rừng sản xuất tại xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn. Sau đó, H.H.L. cùng L.H.T. bàn bạc, thuê máy xúc và ô tô để tiến hành khai thác đất tại khu vực này nhằm mục đích thu lời bất chính, hoàn toàn không có giấy phép hoặc sự cho phép từ cơ quan quản lý tài nguyên.

Trước dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng, đồng thời tạm giữ toàn bộ phương tiện dùng để thực hiện hành vi khai thác trái phép. Hiện vụ việc đang được tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý các cá nhân liên quan khác theo đúng quy định.


Phân tích dưới góc độ pháp lý

Hành vi khai thác tài nguyên trái phép của L.H.T. và H.H.L. là dấu hiệu rõ ràng của tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” được quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể: Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên… mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép… thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (khoản 1 Điều 227).

Nếu kết quả điều tra xác định hành vi này gây thiệt hại lớn hơn (ví dụ thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên hoặc khai thác có tổ chức), thì mức hình phạt có thể lên đến 7 năm tù theo khoản 2 của điều luật này. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền bổ sung đến 500 triệu đồng. 


Khai thác tài nguyên – dù là cát, đất, đá hay khoáng sản – đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Việc tự ý thăm dò, khai thác không phép không chỉ gây thất thoát tài nguyên quốc gia, ảnh hưởng môi trường mà còn có thể bị xử lý hình sự với mức án không hề nhẹ.

Pháp luật không chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn hay dự án khai thác quy mô. Dù là một mảnh đất rừng nhỏ, việc khai thác vẫn cần tuân thủ đầy đủ các quy định. Những trường hợp như vụ việc trên là lời cảnh báo rõ ràng: đừng coi thường những quy định tưởng như "xa vời", vì chỉ một hành vi thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Chia sẻ: