Tăng cường “phạt nguội” với xe máy – Giải pháp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Địa chỉ: Giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai
Vietnamese
English
China
Japan
Korea
Hotline hỗ trợ:

0935 349 439

Email: luatphungsu@gmail.com
Hoạt động
Hiểu đúng về mức thuế “đối ứng” 46% Mỹ áp lên hàng hóa Việt Nam: Góc nhìn pháp luật và bảo hộ thương mại

Hiểu đúng về mức thuế “đối ứng” 46% Mỹ áp lên hàng hóa Việt Nam: Góc nhìn pháp luật và bảo hộ thương mại

Đối với Việt Nam, thách thức hiện nay không chỉ là mức thuế 46%, mà còn là năng lực điều chỉnh chính sách nội địa để thích nghi với các thay đổi quốc tế. Việc minh bạch hóa, cải cách thủ tục, và tận dụng tốt các cơ chế pháp lý sẵn có là chìa khóa để vừa duy trì tăng trưởng xuất khẩu, vừa bảo vệ quan hệ thương mại chiến lược với Mỹ.
KOLS cần lưu ý gì khi livestream bán hàng? – Góc nhìn pháp luật từ một vụ án điển hình

KOLS cần lưu ý gì khi livestream bán hàng? – Góc nhìn pháp luật từ một vụ án điển hình

KOLs ngày nay không chỉ là người nổi tiếng mà còn là người kinh doanh, người làm truyền thông, và vì thế cần nắm rõ quy định của Luật Thương mại năm 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật liên quan. Vụ án liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ K. là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng KOLs và người làm nội dung mạng xã hội. Danh tiếng cá nhân và trách nhiệm pháp lý không thể tách rời khi tham gia vào hoạt động thương mại trên môi trường số. Chỉ khi tôn trọng pháp luật, KOLs mới có thể phát triển bền vững và giữ được niềm tin từ cộng đồng.
Cảnh báo từ vụ việc liên quan “kẹo rau củ K” – Kinh doanh phải tuân thủ pháp luật

Cảnh báo từ vụ việc liên quan “kẹo rau củ K” – Kinh doanh phải tuân thủ pháp luật

Vụ việc liên quan đến “kẹo rau củ K” là lời cảnh báo nghiêm khắc cho mọi cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thương mại, đặc biệt là trong môi trường mạng xã hội. Mọi hành vi sản xuất, quảng cáo, phân phối hàng hóa đều phải tuân thủ nghiêm túc Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan nhằm đảm bảo sự minh bạch, công bằng và an toàn cho người tiêu dùng.
Tăng cường “phạt nguội” với xe máy – Giải pháp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông
Ngày đăng: 04/05/2025 10:25 AM Lượt xem: 33

 

Tóm tắt sự kiện

Chiều ngày 3/5/2025, dù đang trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, trụ sở Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 6 thuộc Phòng CSGT Công an TP Hà Nội vẫn đón tiếp rất đông người dân đến làm việc, chủ yếu để giải quyết các vi phạm hành chính về giao thông bị ghi nhận qua hệ thống camera giám sát – còn gọi là “phạt nguội”.

Theo Thiếu tá Hoàng Văn Bình – Đội phó Đội CSGT số 6, chia sẻ với phóng viên Báo Công an nhân dân Online, mức xử phạt tăng cao kể từ khi Nghị định 168 có hiệu lực cùng với việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ giám sát giao thông đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực: người dân có ý thức hơn, các ngã tư trở nên trật tự, hành vi vượt đèn đỏ hay lấn làn giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng “nhờn luật” bắt đầu xuất hiện trở lại, đặc biệt là ở nhóm người điều khiển xe máy, nhất là khi không có lực lượng chức năng trực tiếp tuần tra. Trước thực trạng này, lực lượng CSGT Hà Nội chủ trương mở rộng áp dụng hình thức “phạt nguội” đối với xe máy, không chỉ để xử lý vi phạm mà còn nhằm tạo chuyển biến trong ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của người dân.

Cũng theo Thiếu tá Bình, việc xử phạt nguội đối với xe máy đang gặp trở ngại lớn ở tình trạng xe chưa sang tên đổi chủ, khiến quá trình truy cứu trách nhiệm không thuận lợi. Trong các trường hợp này, CSGT sẽ tiến hành xác minh cụ thể và xử phạt nghiêm minh nếu phát hiện hành vi vi phạm.

(Nguồn: Báo Công an nhân dân Online, đăng ngày 03/5/2025)


Pháp luật quy định như thế nào về xử lý “phạt nguội”?

Việc xử lý vi phạm giao thông qua hình thức “phạt nguội” không còn mới, nhưng với việc áp dụng cho cả xe máy, người dân cần nắm rõ trình tự pháp lý để chủ động trong quá trình xử lý. Theo Điều 24 Thông tư 73/2024/TT-BCA, trình tự xử lý kết quả thu thập được qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (tức là hình ảnh, video từ camera giám sát hoặc thiết bị chuyên dụng), trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm:

- Cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm sẽ xác minh thông tin phương tiện, chủ xe, cá nhân/tổ chức liên quan thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các tổ chức có liên quan;

- Nếu cá nhân/tổ chức vi phạm không cư trú tại địa bàn phát hiện vi phạm, cơ quan công an sẽ chuyển hồ sơ xử phạt về Công an xã/phường/thị trấn hoặc cấp huyện nơi người vi phạm cư trú, tùy theo thẩm quyền xử phạt và điều kiện trang bị hệ thống kết nối;

- Gửi thông báo vi phạm đến chủ phương tiện yêu cầu đến cơ quan Công an có thẩm quyền giải quyết. Thông báo này được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng phương thức điện tử qua App VNeTraffic, đồng thời cập nhật công khai trên Cổng thông tin Cục CSGT để người dân biết và tra cứu. 


Hình thức “phạt nguội” đối với xe máy được đẩy mạnh không chỉ để xử lý vi phạm mà còn hướng tới mục tiêu thay đổi thói quen, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Người dân cần chủ động tra cứu thông tin vi phạm, thực hiện sang tên xe đúng quy định và phối hợp với cơ quan chức năng khi nhận được thông báo để việc xử lý được thuận lợi, nhanh chóng.

Chia sẻ: