Cần hiểu đúng về khái niệm tội phạm

Địa chỉ: Giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai
Vietnamese
English
China
Japan
Korea
Hotline hỗ trợ:

0935 349 439

Email: luatphungsu@gmail.com
Hoạt động
Hiểu đúng về mức thuế “đối ứng” 46% Mỹ áp lên hàng hóa Việt Nam: Góc nhìn pháp luật và bảo hộ thương mại

Hiểu đúng về mức thuế “đối ứng” 46% Mỹ áp lên hàng hóa Việt Nam: Góc nhìn pháp luật và bảo hộ thương mại

Đối với Việt Nam, thách thức hiện nay không chỉ là mức thuế 46%, mà còn là năng lực điều chỉnh chính sách nội địa để thích nghi với các thay đổi quốc tế. Việc minh bạch hóa, cải cách thủ tục, và tận dụng tốt các cơ chế pháp lý sẵn có là chìa khóa để vừa duy trì tăng trưởng xuất khẩu, vừa bảo vệ quan hệ thương mại chiến lược với Mỹ.
KOLS cần lưu ý gì khi livestream bán hàng? – Góc nhìn pháp luật từ một vụ án điển hình

KOLS cần lưu ý gì khi livestream bán hàng? – Góc nhìn pháp luật từ một vụ án điển hình

KOLs ngày nay không chỉ là người nổi tiếng mà còn là người kinh doanh, người làm truyền thông, và vì thế cần nắm rõ quy định của Luật Thương mại năm 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật liên quan. Vụ án liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ K. là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng KOLs và người làm nội dung mạng xã hội. Danh tiếng cá nhân và trách nhiệm pháp lý không thể tách rời khi tham gia vào hoạt động thương mại trên môi trường số. Chỉ khi tôn trọng pháp luật, KOLs mới có thể phát triển bền vững và giữ được niềm tin từ cộng đồng.
Cảnh báo từ vụ việc liên quan “kẹo rau củ K” – Kinh doanh phải tuân thủ pháp luật

Cảnh báo từ vụ việc liên quan “kẹo rau củ K” – Kinh doanh phải tuân thủ pháp luật

Vụ việc liên quan đến “kẹo rau củ K” là lời cảnh báo nghiêm khắc cho mọi cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thương mại, đặc biệt là trong môi trường mạng xã hội. Mọi hành vi sản xuất, quảng cáo, phân phối hàng hóa đều phải tuân thủ nghiêm túc Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan nhằm đảm bảo sự minh bạch, công bằng và an toàn cho người tiêu dùng.
Cần hiểu đúng về khái niệm tội phạm
Ngày đăng: 21/06/2025 07:53 PM Lượt xem: 21

 

Tôi từng chứng kiến một người đàn ông dắt con trai đi ngang trụ sở công an phường. Khi thấy một người đang bước ra, ông liền kéo đứa bé lại, nói khẽ: “Tránh xa nó ra, nó là tội phạm đấy con”. Câu nói ấy như một dấu chấm hết, không có lời giải thích và không có cơ hội để đứa bé hiểu thêm hay đặt câu hỏi. Chỉ một câu nói nhưng cũng đủ để vẽ nên một ranh giới. Một bên là “người bình thường”. Bên kia là “tội phạm”Tôi không trách người đàn ông. Làm cha, ai cũng muốn bảo vệ con khỏi điều xấu. Nhưng đôi khi, chính từ sự bảo vệ ấy, những lầm tưởng bắt đầu hình thành và bám rễ trong đầu một đứa trẻ như một chân lý không cần kiểm chứng.

 

Chúng ta đã quen nhìn tội phạm là con người, là gương mặt cụ thể, giọng nói cụ thể, một hình hài cần tránh xa. Nhưng nếu dừng lại một chút và đọc kỹ điều luật, ta sẽ thấy: pháp luật không gọi ai là “tội phạm” cả. Pháp luật chỉ gọi đó là hành vi. Điều 8 Bộ luật Hình sự viết rõ: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là thứ làm tổn hại đến các giá trị mà xã hội bảo vệ. Pháp luật không định nghĩa một con người là tội phạm, mà đó là một hành động sai trái, tại một thời điểm nhất định, do một người thực hiện.

 

Vậy mà xã hội lại dễ quên điều đó. Hễ ai từng dính líu đến pháp luật, từng bị kết án, lập tức bị đóng khung. Dù bản án đã khép lại, dù thời gian đã trôi xa, người ta vẫn nhớ đến quá khứ, như thể con người không thể thay đổi. Tôi cũng từng trò chuyện với một người đàn ông mở tiệm sửa xe máy nhỏ trong hẻm. Anh kể rằng mình từng bị phạt tù vì trộm cắp tài sản, chuyện đã xảy ra hơn mười năm trước. “Tôi làm lại cuộc đời cũng được năm năm rồi”, anh nói, “vậy mà đôi khi vẫn nghe nhắc đến là… cái thằng từng đi tù”. Tôi không biết điều gì khiến anh khoan dung đến vậy, có thể là lòng tự trọng, có thể vì anh muốn cuộc đời tốt đẹp hơn. Nhưng rõ ràng, anh không muốn bị gọi mãi bằng lỗi lầm cũ.

 

Chúng ta có thể giận dữ trước tội ác, nhưng đừng quên rằng, luật pháp được xây dựng không phải để giam giữ vĩnh viễn con người trong quá khứ, mà để xử lý hành vi vi phạm và mở ra một cơ hội sửa sai. Bởi lẽ ai cũng có thể phạm sai lầm. Song mỗi người đều có thể là một phiên bản khác khi xã hội thấu hiểu và cho họ cơ hội. Có lẽ đã đến lúc ta nên đổi cách gọi, đừng xem "nó là tội phạm" như một dấu chấm hết.

Chia sẻ: