Pháp nhân thương mại cũng phải chịu trách nhiệm hình sự

Địa chỉ: Giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai
Vietnamese
English
China
Japan
Korea
Hotline hỗ trợ:

0935 349 439

Email: luatphungsu@gmail.com
Hoạt động
Hiểu đúng về mức thuế “đối ứng” 46% Mỹ áp lên hàng hóa Việt Nam: Góc nhìn pháp luật và bảo hộ thương mại

Hiểu đúng về mức thuế “đối ứng” 46% Mỹ áp lên hàng hóa Việt Nam: Góc nhìn pháp luật và bảo hộ thương mại

Đối với Việt Nam, thách thức hiện nay không chỉ là mức thuế 46%, mà còn là năng lực điều chỉnh chính sách nội địa để thích nghi với các thay đổi quốc tế. Việc minh bạch hóa, cải cách thủ tục, và tận dụng tốt các cơ chế pháp lý sẵn có là chìa khóa để vừa duy trì tăng trưởng xuất khẩu, vừa bảo vệ quan hệ thương mại chiến lược với Mỹ.
KOLS cần lưu ý gì khi livestream bán hàng? – Góc nhìn pháp luật từ một vụ án điển hình

KOLS cần lưu ý gì khi livestream bán hàng? – Góc nhìn pháp luật từ một vụ án điển hình

KOLs ngày nay không chỉ là người nổi tiếng mà còn là người kinh doanh, người làm truyền thông, và vì thế cần nắm rõ quy định của Luật Thương mại năm 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật liên quan. Vụ án liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ K. là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng KOLs và người làm nội dung mạng xã hội. Danh tiếng cá nhân và trách nhiệm pháp lý không thể tách rời khi tham gia vào hoạt động thương mại trên môi trường số. Chỉ khi tôn trọng pháp luật, KOLs mới có thể phát triển bền vững và giữ được niềm tin từ cộng đồng.
Cảnh báo từ vụ việc liên quan “kẹo rau củ K” – Kinh doanh phải tuân thủ pháp luật

Cảnh báo từ vụ việc liên quan “kẹo rau củ K” – Kinh doanh phải tuân thủ pháp luật

Vụ việc liên quan đến “kẹo rau củ K” là lời cảnh báo nghiêm khắc cho mọi cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thương mại, đặc biệt là trong môi trường mạng xã hội. Mọi hành vi sản xuất, quảng cáo, phân phối hàng hóa đều phải tuân thủ nghiêm túc Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan nhằm đảm bảo sự minh bạch, công bằng và an toàn cho người tiêu dùng.
Pháp nhân thương mại cũng phải chịu trách nhiệm hình sự
Ngày đăng: 22/06/2025 11:03 AM Lượt xem: 14

 

Tôi từng làm thực tập sinh pháp lý ở một văn phòng luật nhỏ nằm bên kia cầu, nơi mà những con đường ngoằn ngoèo và tiếng rao chiều dường như hiểu lòng người hơn cả. Có hôm, tôi theo luật sư đến làm việc tại một trại tạm giam, nơi giữ những người mà xã hội thường chỉ nhìn thấy qua những dòng cáo trạng, bản án tuyên. Trong lúc chờ đợi, tôi bắt gặp một cuộc đối thoại giữa một người đàn ông trung niên và một nữ cán bộ trại. Ông nói nhỏ, giọng đều đều như thể đã quen với việc không được ai lắng nghe: "Tôi đâu biết công ty mình lại bán hàng lậu. Tôi chỉ ký thôi mà…". 

 

Câu nói ấy theo tôi mãi trên đường về, tuy có những việc tưởng chừng như nhỏ bé và lầm tưởng là không ảnh hưởng, nhưng lại là mảnh ghép cuối cùng của một vụ án hình sự khiến cả doanh nghiệp bị truy cứu trách nhiệm. Tôi về kể chuyện đó cho đồng nghiệp nghe. Người đồng nghiệp điềm tĩnh trả lời: "Ngày xưa, người ta hay nói làm ăn thì phải biết lời, biết lỗ, nhưng thời buổi bây giờ phải thêm biết luật". Tôi gật đầu đồng ý, bởi lẽ, pháp nhân cũng có thể mang tội.

 

Pháp nhân thương mại, suy cho cùng, không phải là một thực thể vô hình. Nó được tạo nên bởi những con người, những bàn tay ký tên, những ánh mắt lướt nhanh qua điều khoản hợp đồng mà không một lần dừng lại hỏi: “Chúng ta có đang làm đúng không?”. Và khi pháp nhân đó gây hại như bán hàng cấm, xả thải ra môi trường, làm giả giấy tờ thì cái gọi là "trách nhiệm hình sự" không còn là thứ dành riêng cho cá nhân nữa. 

 

Ngày trước, người ta thường nghĩ người phạm tội là một ai đó có tên, có mặt, có giọng nói. Nhưng rồi pháp luật buộc phải thay đổi để theo kịp thực tế: rằng nhiều tổn thương trong xã hội lại được tạo ra bởi những tổ chức lớn mạnh, mang dáng vẻ hợp pháp, nhưng hành xử vô trách nhiệm. Pháp luật, với sự công minh của mình, không thể chỉ đứng nhìn và nói “chỉ người làm sai mới chịu trách nhiệm”. Vì nếu là vậy, những người nắm quyền lực trong doanh nghiệp chỉ cần đứng sau cánh cửa niêm phong, để mặc cho hậu quả lan ra ngoài như làn khói hại, rồi rũ bỏ bằng vài câu chối tội. Công lý không thể mỏng manh như thế.

 

Tôi từng nghĩ hình phạt là kết thúc, nhưng rồi khi làm việc đủ lâu với pháp luật, tôi nhận ra hình phạt không phải là bản án cuối cùng, mà là cách xã hội dừng lại để hỏi “Chúng ta đang cho phép điều gì tồn tại?”. Pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự, đó không phải là sự trừng phạt cho một cái tên trên giấy, mà là lời nhắc nhở rằng những con người điều hành doanh nghiệp đó cũng phải có lương tri, cũng phải chịu trách nhiệm.

Chia sẻ: